Giấy couche là một loại giấy được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong ngành in ấn, đặc biệt là trong in offset và in nhanh kỹ thuật số. Với bề mặt được phủ một lớp tráng men, giấy couche mang lại những ưu điểm vượt trội về chất lượng in ấn, độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giấy couche, các loại giấy couche phổ biến, cũng như ứng dụng đa dạng của nó trong lĩnh vực in ấn hiện đại đặc biệt là trong ngành in offset.
Bài viết này nằm trong khuôn khổ bài viết chủ đề “Chất liệu in túi giấy” nhưng cũng áp dụng cho các hạng mục in ấn khác như in tờ rơi, danh thiếp, in catalogue, folder,… Sẽ còn nhiều loại giấy khác sẽ được cập nhật qua các bài viết khác để bạn có thêm cái nhìn sâu về chất liệu giấy trong in ấn.
Mục lục
ToggleGiấy Couche Là Gì?
Định nghĩa giấy couche
Giấy couche là một loại giấy cao cấp được sản xuất bằng cách phủ một lớp tráng men đặc biệt lên bề mặt giấy nền. Lớp tráng men này thường được làm từ các thành phần như cao lanh (kaolin), canxi cacbonat (calcium carbonate) và một số chất phụ gia khác. Quá trình sản xuất giấy couche bao gồm việc phủ dung dịch tráng men lên bề mặt giấy, sau đó làm khô và ép cứng lớp tráng men này.
Nhờ có lớp tráng men, chúng có những đặc tính vượt trội so với giấy thông thường:
- Bề mặt mịn và phẳng: Giúp mực in bám tốt hơn, hạn chế tình trạng mực bị lem hoặc nhòe hoặc sạm màu sau khi khô mực.
- Độ sáng bóng cao: Tạo ra sản phẩm in ấn có tính thẩm mỹ cao, thu hút ánh nhìn.
- Khả năng tái hiện màu sắc tốt: Màu sắc in trên giấy couche thường tươi sáng và chân thực hơn.
- Độ nét cao: Giúp tái hiện chi tiết hình ảnh và chữ viết một cách sắc nét.
Sự phổ biến của giấy couche trong in offset
Giấy couche đã trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành in offset vì nhiều lý do:
- Chất lượng in ấn vượt trội: Bề mặt mịn và phẳng của giấy couche cho phép máy in offset tạo ra các bản in có độ nét cao, màu sắc tươi sáng và độ tương phản tốt.
- Đa dạng về định lượng: Giấy couche có nhiều định lượng khác nhau, từ 80gsm đến 350gsm, phù hợp với nhiều loại sản phẩm in ấn khác nhau.
- Khả năng tương thích cao: Giấy couche có thể sử dụng với nhiều loại mực in khác nhau, từ mực dầu đến mực UV, giúp đa dạng hóa các kỹ thuật in ấn.
- Độ bền cao: Lớp tráng men giúp giấy couche có khả năng chống ẩm và chống mài mòn khá tốt so với giấy thường.
- Phù hợp với công nghệ in hiện đại: Giấy couche đáp ứng được yêu cầu của các máy in offset hiện đại, máy in nhanh kỹ thuật số, cho phép in ấn với tốc độ cao và chất lượng ổn định.
Quy trình in offset cho bạn nào chưa biết bao gồm các bước sau:
- Bình bài: Ngoài giấy couche thì có các loại giấy khác như giấy kraft, giấy duplex,… được sử dụng trong quá trình bình bài từ các khổ giấy như 79x109cm, 65x86cm và sắp xếp các bản in nhỏ lên khổ giấy lớn để tiến hành đến bước xuất kẽm cho máy in offset.
- Xuất kẽm: Sau bước bình bài hoàn thiện, tiếp theo đó là bước xuất kẽm CTP để phù hợp với máy in offset.
- In 4 màu CMYK: Trong quá trình in phổ biến nhất chính là sử dụng hệ 4 màu CMYK thông dụng, cho phép tạo ra không gian màu không có giới hạn từ 4 ống mực.
- Gia công sau in: Sau khi in xong trên máy, cuối cùng là bước gia công sau in (xem thêm bảng giá tại đây) như cắt, bế, cán màng hoặc bế dán thành phẩm trước khi đưa ấn phẩm in vào sử dụng.
Ưu điểm nổi bật của giấy couche trong in ấn
- Tăng chất lượng in: Bề mặt mịn và phẳng giúp mực in bám tốt, tạo ra hình ảnh và chữ viết sắc nét. Bám mực khác với hút mực và sạm màu đi so với loại giấy ford.
- Tiết kiệm mực in: Lớp tráng men giúp mực in bám tốt hơn, giảm lượng mực cần sử dụng.
- Tăng tốc độ in: Bề mặt trơn láng giúp quá trình in diễn ra nhanh chóng và ổn định hơn.
- Đa dạng ứng dụng: Giấy couche có thể sử dụng cho nhiều loại sản phẩm in ấn khác nhau, từ tờ rơi đến catalogue sang trọng,… và hầu hết áp dụng trong hạng mục in ghép.
- Tăng giá trị sản phẩm: Sản phẩm in trên giấy couche thường có vẻ ngoài sang trọng và chuyên nghiệp hơn nếu như bạn ép kim hoặc phủ UV thêm trong công đoạn gia công sau in.
Với những ưu điểm vượt trội trên, thì đến 90% lượng giấy in mà Xưởng in Thiên Nam dùng cũng như khách hàng đổ đơn in gia công đều sử dụng loại giấy này và khách hàng in ghép cũng ưa chuộng loại giấy này.
Các Loại Giấy Couche Phổ Biến
Giấy Couche Matt
Giấy couche Matt còn được gọi là couche mờ, là một trong 2 loại giấy couche phổ biến trên thị trường ngành in. Đặc điểm nổi bật của loại giấy này là bề mặt nhám và khả năng bám mực tốt.
Đặc điểm của giấy Couche Matt
- Bề mặt: Có bề mặt nhám, tạo cảm giác mềm mại khi chạm vào. Điều này giúp giảm độ chói và tăng khả năng đọc trong điều kiện ánh sáng khác nhau. Đặc biệt là khi sờ vào tạo cảm giác cao cấp và sang trọng như mặt lưng của các điện thoại cao cấp.
- Độ bám mực: Bề mặt nhám giúp mực in bám tốt hơn, đặc biệt là với các loại mực không bóng. Điều này giúp tạo ra các bản in có độ tương phản cao và màu sắc sâu.
- Độ bóng: Giấy couche Matt có độ bóng thấp hơn so với giấy couche Gloss, tạo ra một vẻ ngoài tinh tế và sang trọng như đã nói ở trên.
Ứng dụng của giấy Couche Matt
Giấy couche Matt được sử dụng cho các sản phẩm in ấn đòi hỏi độ bóng vừa phải, tạo cảm giác sang trọng và lịch sự. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm:
- Tờ rơi và brochure: Giấy couche Matt giúp tạo ra các ấn phẩm tờ rơi và brochure có vẻ ngoài chuyên nghiệp, dễ đọc và không bị chói dưới ánh sáng.
- Thư mời và thiệp: Bề mặt mờ của giấy couche mờ tạo nên vẻ trang nhã cho các loại thư mời và thiệp, phù hợp cho các sự kiện formal.
- Báo cáo và tài liệu: Giấy couche mờ thích hợp cho việc in ấn các báo cáo dài và tài liệu chuyên môn, giúp người đọc tập trung vào nội dung mà không bị phân tâm bởi độ bóng của giấy.
- Sách ảnh và portfolio: Bề mặt mờ của giấy có khả năng tái hiện hình ảnh với độ tương phản cao, đặc biệt phù hợp cho các bức ảnh đen trắng.
Lưu ý khi sử dụng giấy Couche Matt
Khi sử dụng giấy couche Matt trong in ấn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Chọn định lượng phù hợp: Tùy vào mục đích sử dụng, nên chọn định lượng giấy phù hợp. Ví dụ, tờ rơi thường sử dụng giấy có định lượng từ 100gsm đến 200gsm.
- Điều chỉnh mực in: Do bề mặt nhám, có thể cần điều chỉnh lượng mực in để đảm bảo độ bao phủ tốt nhất.
- Thời gian khô mực: Mực in trên giấy couche Matt có thể mất nhiều thời gian để khô hơn so với giấy bóng. Cần lưu ý điều này trong quá trình sản xuất để tránh tình trạng lem mực.
Giấy Couche Gloss
Giấy couche Gloss còn được gọi là giấy couche bóng, là một loại giấy couche có bề mặt bóng, trơn láng với độ sáng bóng cao. Loại giấy này mang lại vẻ ngoài bắt mắt cho các sản phẩm in ấn.
Đặc điểm của giấy Couche Gloss
- Bề mặt: Giấy couche Gloss có bề mặt cực kỳ mịn và bóng, tạo ra hiệu ứng phản chiếu ánh sáng mạnh mẽ.
- Độ sáng: Giấy couche Gloss có độ sáng cao, giúp màu sắc in trên giấy trở nên rực rỡ và sống động hơn.
- Khả năng tái hiện chi tiết: Bề mặt bóng giúp tái hiện chi tiết hình ảnh một cách sắc nét, đặc biệt là với các hình ảnh có độ phân giải cao.
Ứng dụng của giấy Couche Gloss
Được sử dụng cho các sản phẩm in ấn đòi hỏi độ bóng cao, tạo cảm giác lấp lánh và thu hút ánh nhìn. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm:
- Bao bì sản phẩm: Khi in bao bì sẽ giúp tạo ra bao bì sản phẩm bắt mắt, nổi bật trên kệ hàng.
- Tờ gấp và catalogue: Bề mặt bóng giúp tạo ấn tượng mạnh cho các tờ gấp quảng cáo và catalogue sản phẩm.
- Poster và tranh ảnh: Là lựa chọn lý tưởng cho việc in poster và tranh ảnh chất lượng cao, giúp tái hiện màu sắc sống động.
- Tạp chí và ấn phẩm thời trang: Độ bóng cao của couche bóng phù hợp với các ấn phẩm cần nhấn mạnh vào hình ảnh và màu sắc.
Lưu ý khi sử dụng giấy Couche Gloss
- Điều chỉnh độ tương phản: Do bề mặt bóng có thể làm giảm độ tương phản, cần điều chỉnh thiết kế để đảm bảo độ đọc của văn bản. Nên sử dụng màu đen trên nền trắng để đạt được hiệu quả tối đa.
- Xử lý sau in: Couche Gloss có thể dễ bị trầy xước, nên cân nhắc sử dụng các biện pháp bảo vệ như cán màng.
- Chọn mực in phù hợp: Sử dụng mực in phù hợp với bề mặt bóng để đảm bảo độ bám dính và thời gian khô mực.
Các Định Lượng Giấy Couche
Định lượng của giấy là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành và ứng dụng của sản phẩm in ấn. Hiểu rõ về các định lượng sẽ giúp bạn lựa chọn loại giấy phù hợp nhất cho dự án in ấn của mình.
Khái niệm về định lượng giấy
Định lượng giấy được tính bằng gram trên mét vuông (gsm). Đây là chỉ số đo lường trọng lượng của giấy trên một đơn vị diện tích. Định lượng càng cao, giấy càng dày và chắc chắn.
Tham khảo thêm tại bài viết: https://www.instantprint.co.uk/printspiration/print-design-tips/what-is-gsm-and-how-do-you-choose-which-one-you-need
Phạm vi định lượng của giấy couche
Giấy couche có phạm vi định lượng rộng, từ 80gsm đến 350gsm (phạm vi phù hợp với in ấn). Tuy nhiên, trong lĩnh vực in ấn, định lượng phổ biến nhất thường nằm trong khoảng từ 100 gsm đến 300 gsm.
Định lượng thấp (80 – 150 gsm)
Giấy có định lượng thấp thường được sử dụng cho các sản phẩm in ấn nhẹ nhàng như tờ rơi, brochure, và sách mềm. Đối với tờ rơi và brochure, việc sử dụng giấy định lượng thấp giúp tạo cảm giác mềm mại, dễ uốn cong và gấp gọn. Đồng thời, giấy couche định lượng thấp cũng phù hợp cho việc in sách mềm với số trang nhiều, giúp giảm thiểu trọng lượng và chi phí sản xuất.
Định lượng trung bình (160 – 250 gsm)
Giấy định lượng trung bình thường được sử dụng cho các sản phẩm in ấn có yêu cầu về độ bền và cứng cáp như túi giấy, bao thư, thiệp mời,… Việc chọn định lượng phù hợp giúp sản phẩm cuối cùng không bị nhăn, rách hoặc biến dạng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, túi giấy là một trong những ứng dụng phổ biến của giấy couche định lượng trung bình (250gsm), với khả năng in hình ảnh và thông điệp quảng cáo một cách sắc nét và thu hút.
Định lượng cao (260 – 350 gsm)
Định lượng cao thường được sử dụng cho các sản phẩm in ấn cao cấp như danh thiếp, bìa sách, poster, túi giấy và hộp giấy. Với độ dày và cứng cáp, định lượng cao giữ được hình dáng và chất lượng in ấn tốt sau nhiều lần sử dụng. Đặc biệt, danh thiếp là một trong những ứng dụng phổ biến của giấy couche định lượng cao, với khả năng tái hiện hình ảnh và thông tin chi tiết một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.
Tại Thiên Nam tất cả danh thiếp đều sử dụng giấy đúng định lượng 300gsm để in và hầu hết tất cả khách hàng đều hài lòng về chất lượng của couche 300gsm
Ứng Dụng Của Giấy Couche Trong In Offset
Giấy couche là một trong những loại giấy phổ biến được sử dụng trong in offset, với nhiều ứng dụng đa dạng từ tờ rơi, túi giấy đến danh thiếp và sách,… Sự đa dạng về định lượng và bề mặt của giấy giúp phù hợp cho mọi nhu cầu in ấn, từ sản phẩm thông dụng đến các sản phẩm cao cấp. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của couche trong in offset:
Tờ rơi
Tờ rơi là một trong những sản phẩm in ấn phổ biến nhất nhì và cần thiết trong marketing – quảng cáo. Việc sử dụng cho tờ rơi giúp tạo ra sản phẩm cuối cùng có độ bóng vừa phải, chất lượng in sắc nét và màu sắc sống động. Định lượng thường được sử dụng cho tờ rơi dao động từ 100 đến 200 gsm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ngân sách của dự án.
Túi giấy
Túi giấy không chỉ là một phương tiện để đựng sản phẩm mà còn là cách thể hiện thương hiệu và phong cách của doanh nghiệp. Việc dùng giấy couche cho túi giấy giúp tạo ra sản phẩm cuối cùng có độ bóng và cứng cáp, thu hút ánh nhìn và tạo ấn tượng mạnh mẽ. Định lượng thường được sử dụng cho túi giấy dao động từ 250 đến 350 gsm, đảm bảo tính chắc chắn và sang trọng của sản phẩm.
Danh thiếp
Danh thiếp là một phần không thể thiếu trong kinh doanh và giao tiếp cá nhân. Việc sử dụng giấy couche cho danh thiếp giúp tạo ra sản phẩm cuối cùng có độ bóng cao, chất lượng in sắc nét và chi tiết rõ ràng. Định lượng thường được sử dụng cho danh thiếp dao động từ 300 đến 350 gsm, đảm bảo tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của sản phẩm.
Và rất nhiều sản phẩm khác được in từ giấy couche kể cả in gia công, in catalogue, in folder,…
Giấy couche dạng cuồn và dạng bao bì
Khi chọn mua, bạn có thể gặp hai lựa chọn chính là dạng cuồn và dạng bao bì. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của dự án in ấn của bạn.
Giấy couche dạng cuồn
Giấy couche dạng cuồn thường có giá thành rẻ hơn so với dạng bao bì bởi vì chúng được xả ra từ một cuồn lớn được tính theo kg. Việc mua dạng cuồn giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, đặc biệt là đối với các dự án in ấn lớn với số lượng lớn. Tuy nhiên, giấy couche dạng cuồn có hạn chế về độ chính xác về kích thước của từng tờ, có thể gây khó khăn trong quá trình cắt và in ấn.
Loại này áp dụng cho sản phẩm có số lượng lớn nhưng không quá khắt khe về mặt chất lượng ấn phẩm như tờ rơi phát ngoài đường tiếp thị phổ biến.
Giấy couche dạng bao bì
Dạng bao bì thường có giá thành cao hơn so với dạng cuồn. Tuy nhiên, dạng bao bì đảm bảo kích thước chính xác của từng tờ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình sản xuất. Đặc biệt, dạng bao bì thường được sử dụng cho các dự án in ấn đòi hỏi độ chính xác cao và chất lượng tốt.
Kết
Dây là những thông tin cơ bản về giấy couche là gì? Các loại giấy couche phổ biến, các định lượng, ứng dụng trong in offset, cũng như sự khác biệt giữa giấy dạng cuồn và dạng bao bì.
Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về loại giấy này và giúp bạn lựa chọn phù hợp cho dự án in ấn của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc ý kiến đóng góp nào, hãy để lại comment để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt hơn. Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn và sử dụng giấy couche cho các dự án in ấn của mình!
Để lại một bình luận